Thời sự học đường

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀO LỚP 6

22-01-2018 - 0 - 2132

Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực (Còn gọi là chương trình tiếp cận năng lực - Competency-based Curriculum) là một xu thế của giáo dục thế kỉ 21. Trong thời đại mà khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhiều đột phá, đặc biệt là sự bùng nổ của Internet vừa làm thay đổi nhận thức, vừa là công cụ để cập nhật tri thức, điều đó khiến cho nền giáo dục phải thay đổi định hướng. Xu hướng tiếp cận giáo dục về mặt nội dung đã không còn quan trọng nữa, điều quan trọng nhất mà giáo dục hiện đại cần mang lại cho mỗi cá nhân chính là sự phát triển toàn diện về phẩm chất, nhân cách và các dạng năng lực để người học dễ dàng thích ứng với cuộc sống. Vậy người học cần được hình thành những năng lực năng lực nào từ quá trình học tập?  Hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực là hình thức kiếm tra đánh giá như thế nào? Các bậc phụ huynh và các em HS cần lưu ý những gì để chuẩn bị cho kì tuyển sinh vào lớp 6 theo hình thức mới? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong các mục dưới đây.

  1. TÌM HIỂU VỀ CÁC DẠNG NĂNG LỰC:

Việc dạy học theo hướng phát triển năng lực đã được có trong chủ trương của Bộ GD&ĐT từ vài năm về trước, cho đến đề án chương trình giáo dục Phổ thông tổng thể (thông qua ngày 28/7/2017), một lần nữa, bộ GD&ĐT nhấn mạnh chủ trương dạy học nhằm hình thành cho HS 5 phẩm chất và 10 dạng năng lực. Trong đó, những dạng năng lực chuyên môn được hình thành chủ yếu qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định là : Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

 

Các dạng năng lực

Lĩnh vực

hình thành

chủ yếu

Yêu cầu về năng lực

Năng lực tính toán

Môn Toán

Năng lực tư duy và lập luận Toán học;  Năng lực giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống của đời sống…

Năng lực ngôn ngữ

- Tiếng Việt

Phát triển 4 kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”.

 

-Tiếng Anh

Năng lực tìm hiểu tự nhiên

- Khoa học

 

 

-  Năng lực nhận thức về tự nhiên; Năng lực tìm tòi khám phá các sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên; Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên nhằm đảo bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Năng lực tìm hiểu xã hội

Lịch sử, địa lý

- Tư duy so sánh, tổng hợp; Khả năng  phân tích, phản biện; Năng lực vận dụng kiến thức vào những bài học thực tiễn.

- Từ đó hình thành năng lực tìm hiểu đời sống xã hội.

 

Năng lực công nghệ:

 

Liên môn (Khoa học, Tin học, Toán học…) theo định hướng của giáo dục STEM.

Năng lực thiết kế và sử dụng công nghệ trong đời sống.

Năng lực tin học

Môn Tin

Khả năng sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông…

Năng lực thẩm mỹ

Âm nhạc, Mỹ thuật, (tiếng Việt – văn học),…

Khả năng nhận biết các yếu tố thẩm mỹ ; Khả năng phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm  mỹ; Năng lực tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Năng lực thể chất

Môn Giáo dục thể chất và các hoạt động thể chất khác…

Nhận biết và hình thành các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống; Tham gia hoạt động thể dục thể thao và có năng lực đánh giá hoạt động vận động.

 

Trong số những năng lực trên, các dạng năng lực “cốt lõi” (key competences) là: Năng lực tính toán; Năng lực ngôn ngữ  (bao gồm cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh); Năng lực vận dụng khoa học và công nghệ.

II.THẾ NÀO LÀ “KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC”?

Dự thảo sửa đổi của BGD (công bố ngày 28/12/2017) về việc “cởi trói” cho tuyển sinh vào lớp 6 là thông tin mà mọi trường THCS và dư luận xã hội đều hào hứng đón nhận. Tuy nhiên, điều mà các bậc phụ huynh và các em HS băn khoăn nhất trước thông tin này chính là hình thức kiểm tra, đánh giá “năng lực”. Câu hỏi đặt ra là: “Kiểm tra năng lực” có gì khác so với hình thức kiểm tra trước đây? Các em HS cần chú ý gì trong quá trình ôn tập để có thể đáp ứng được hình thức kiểm tra năng lực?

Thật ra, khái niệm này không mới, ngay cả với cấp Tiểu học. Từ cách đây 3 năm (năm học 2015 – 2016), hình thức kiểm tra năng lực (bằng tiếng Anh) đã được sở GD Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng để xét tuyển HS vào lớp 6 trường THPT Trần Đại Nghĩa. Trong đó, đề khảo sát (Trắc nghiệm kết hợp tự luận) đã tập trung vào các dạng năng lực cốt lõi: Năng lực tư duy, khả năng phán đoán (Toán học); Năng lực diễn đạt (Tiếng Việt và Tiếng Anh); Năng lực vận dụng khoa học thường thức vào cuộc sống (Khoa học); Năng lực vận dụng hiểu biết xã hội vào cuộc sống (Sử, địa, kiến thức xã hội phù hợp nhận thức lứa tuổi).

Có thể hiểu, kiểm tra đánh giá năng lực là hình thức kiểm tra khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được hình hành trong quá trình học tập vào những tình huống đa dạng của cuộc sống. Lý giải về cụm từ "đánh giá năng lực" trong bài phỏng vấn về kì thi vào lớp 6 theo hình thức mới, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết: "Đánh giá năng lực học sinh hoàn toàn khác so với đánh giá kiến thức bởi kiến thức là nguyên liệu để hình thành nên năng lực. Như vậy, đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng sử dụng kiến thức mà học sinh thu nạp được trong quá trình học tập để giải quyết những vấn đề cụ thể". (Theo vtv.vn)

Vì vậy, đề kiểm tra năng lực đầu vào lớp 6 sẽ là đề được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá sau quá trình học Tiểu học, trẻ (10 tuổi) đã được hình thành (từ các môn học) những dạng năng lực cơ bản nào trong cuộc sống. Đồng thời, qua đó cũng xác định trẻ đã có thể sẵn sàng đáp ứng được chương trình học phát triển năng lực của cấp THCS.

Dưới đây là bảng tóm tắt những điểm khác biệt của 2 hình thức kiểm tra đánh giá (hình thức kiểm tra vào lớp 6 những năm trước đây và hình thức kiểm tra theo xu hướng mới, bắt đầu từ mùa tuyển sinh cho năm học 2018 - 2019).

BẢNG SO SÁNH 2 HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Phương diện so sánh

Kiểm tra hình thức cũ

Kiểm tra hình thức mới

(Khảo sát, đánh giá năng lực)

 

Mục đích

- Kiểm tra kiến thức đã được học.

 

- Kiểm tra khả năng chuyển hóa kiến thức thành các dạng năng lực nhằm xử lí các tình huống trong cuộc sống.

 

 

Nội dung

- Xu hướng kiểm tra từng đơn vị kiến thức riêng lẻ, thường mỗi câu hỏi kiểm tra một đơn vị kiến thức.

- Kiểm tra năng lực được tổng hợp từ nhiều đơn vị kiến thức và kĩ năng, tích hợp trong cùng một câu hỏi để phù hợp với các tình huống của cuộc sống.

 

Mức độ

kiểm tra

- Mức độ từ dễ đến khó của kiến thức.

 

- Mức độ của  năng lực:

+ Mức 1: Nhận biết

+ Mức 2: Thông hiểu               

+ Mức 3: Vận dụng cơ bản

+ Mức 4: Vận dụng nâng cao (Phản hồi và phát triển)

 

Hình thức

- Trắc nghiệm kết hợp Tự luận.

- Trắc nghiệm kết hợp Tự luận

 

Lĩnh vực

- Toán, Tiếng Việt.

* Tiếng Anh chỉ dành cho các lớp chuyên ngoại ngữ.

- Toàn diện (Toán; Tiếng Việt; Tiếng Anh; Khoa học; Lịch sử; Địa lý…)

 

Cấu tạo đề

- Toán: Trắc nghiệm (hoặc tự điền đáp án) + Tự luận

- Tiếng Việt:

Theo công văn hướng dẫn mới nhất (8/1/2017), mỗi trường được lựa chọn 1 cấu trúc đề kiểm tra năng lực khác nhau:

+ Phương án 1: 3 bài riêng (Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh)

+ Phương án 2 : Bài tổ hợp Toán và khoa học tự nhiên + Bài tổ hợp Tiếng Việt, Tiếng Anh và Khoa học xã hội)

+ Phương án 3: 1 đề duy nhất, tổng hợp các dạng năng lực được hình thành từ các môn học.

Các trường đều thi đều kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Phương án 2 và 3 có xu hướng được nhiều trường lựa chọn hơn vì phù hợp với nguyên tắc tích hợp trong giáo dục, nhất là dưới dạng đề kiểm tra năng lực.

Gần đến ngày thi các trường sẽ công bố cấu tạo đề cho các em HS và các bậc PH tham khảo, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là việc HS cần làm quen dần với các câu hỏi dạng đánh giá năng lực.

 

Ưu nhược điểm

- Đề nặng kiến thức, nhiều kiến thức mang tính “hàn lâm”, không cần thiết với HS. Vì vậy, hình thức thi kiểu cũ gây nên nhiều áp lực thi cử cho HS, gia đình và toàn xã hội, đồng thời khiến cho nền giáo dục trì trệ, nặng về lí thuyết, sách vở, không theo kịp với sự thay đổi của xã hội.

 

- Kiến thức không khó, nhưng yêu cầu HS có khả năng tổng hợp, kết hợp với khả năng phân tích, phán đoán, suy luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.

- Hình thức khảo sát này sẽ giúp hình thành tư duy thực tiễn cho người học, đáp ứng yêu cầu đào tạo công dân thế hệ mới.

 

 

III.HS CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO KÌ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀO LỚP 6:

Trước hết, các bậc phụ huynh và các em HS cần lưu ý hướng ra đề kiểm tra năng lực của từng môn để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Các dạng

năng lực cốt lõi

Môn học

nền tảng

Hướng ra đề

 

 

Năng lực

tính toán

 

 

Môn Toán

- Phụ huynh cần chú ý cho con ôn các dạng toán có tính chất khái quát về quy luật, mô hình nhằm phát triển tư duy theo logic toán học.

- Đặc biệt chú ý đến các bài toán giúp giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, lưu ý cách lập luận…

VD môn Toán:

                                                       (Nguồn : http://fulllooksongngu.com/)

        Rõ ràng, câu hỏi Toán trên không khó về mặt kiến thức so với một số câu hỏi trong đề thi những năm trước vào một số trường chất lượng cao, tuy nhiên nó giúp HS hình thành tư duy thực tế, nhận ra được những ứng dụng đơn giản nhất của toán học vào cuộc sống để thấy môn Toán gần gũi và cần thiết.

        Sẽ có những câu hỏi khó hơn, yêu cầu HS phải có khả năng suy luận để tìm ra cách giải, nhưng đều là những suy luận về các tình huống thực tế, nhằm hình thành tư duy thực tế và sự nhanh nhạy, linh hoạt cho HS. Đó cũng là yêu cầu của việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo xu hướng đổi mới của môn Toán. GS.Đỗ Đức Thái – Tổng chủ biên môn Toán, chương trình Giáo dục Phổ thông Tổng thể cũng đã nhận định:  “Chương trình toán phổ thông sẽ tinh giản và thiết thực, sáng tạo và hiện đại. Nội dung môn Toán được xây dựng để tăng tính sáng tạo, tăng năng lực và khả năng giải quyết vấn đề của người học”. GS Đỗ Đức Thái cũng khẳng định, nội dung môn Toán  sẽ “quyết không đưa những bài mực mẹo, lắt léo” bởi nó không giúp hình thành năng lực của người học và “gây ra phản ứng của dư luận xã hội về việc con em họ phải học toán vô cùng vất vả mà không biết để làm gì”. (Theo Vietnamnet.vn)

 

Năng lực

ngôn ngữ

Tiếng Việt

Trong số 4 kĩ năng (nghe, nói, đọc viết),  cả môn tiếng Việt và Tiếng Anh sẽ đều chú trọng tới kĩ năng Đọc và Viết nếu đó là bài kiểm tra tổng hợp trên giấy.

Với kĩ năng ĐỌC: HS cần có vốn từ phong phú, nắm chắc nghĩa của từ, có kĩ năng đọc các dạng văn bản để khai thác nội dung văn bản.

Với kĩ năng VIẾT:

+ Môn Tiếng Anh: cần chú ý rèn luyện viết những dạng văn bản/ viết về những tình huống đơn giản trong đời sống.

+ Môn Tiếng Việt sẽ yêu cầu tạo lập văn bản cao hơn môn tiếng Anh. HS cần trang bị kĩ năng tạo lập nhiều dạng văn bản phong phú trong đời sống…(viết thư, viết đơn, thuyết trình, tranh luận, miêu tả, kể chuyện…)

Tiếng Anh

 

Ví dụ đề tiếng Anh:

(Nguồn : Đề thi vào lớp 6 trường THPT Trần Đại Nghĩa, năm 2015 -2016)

Đề bài kiểm tra khả năng sử dụng ngoại ngữ vào những tình huống rất thực tế. Đồng thời, chỉ qua một đoạn văn ngắn cũng có thể thấy rất nhiều năng lực của học sinh (năng lực dùng từ, năng lực viết câu, kĩ năng đọc bản đồ…).

 

Năng lực tìm hiểu tự nhiên

Khoa học

Cần chú trọng những câu hỏi vận dụng khoa học thường thức vào đời sống.

 

Ví dụ: Ngay những tuần đầu của chương trình khoa học lớp 4, HS được học về các chất dinh dưỡng trong thức ăn, trong đó, các em đã được nhận diện các chất dinh dưỡng chủ yếu trong một số loại thực phẩm cơ bản. Đề kiểm tra năng lực sẽ hướng HS vận dụng những kiến thức đã được học ấy để ứng dụng ở những tình huống cụ thể trong cuộc sống, nhằm phát triển khả năng suy luận và hình thành tư duy thực tế, năng lực vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống.

Đề ví dụ:

Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh thống phong là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Nguyên nhân chính của bệnh Gout là do chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm. Người mắc bệnh Gout không nên sử dụng loại thực phẩm nào dưới đây?

A.Các loại hải sản

B. Khoai tây, khoai lang

C.Các loại rau xanh

D. Tất cả các đáp án trên

                                                             (Nguồn : http://fulllooksongngu.com/)

 

Năng lực tìm hiểu xã hội

Lịch sử, Địa lí

Đề năng lực không nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ chi tiết, máy móc. Với đề năng lực, HS cần có cái nhìn khái quát, có khả năng phân tích thông tin.

Đặc biệt, cần chú ý những câu hỏi có sự kết nối giữa quá khứ với thực tiễn.

Ví dụ:

Rất nhiều con đường, tuyến phố, trường học hiện nay mang tên những nhân vật lịch sử. 

Em hãy đọc tên các con đường sau của Hà Nội và trả lời câu hỏi dưới đây:

Đường Hàm Nghi; Đường Tôn Thất Thuyết; Đường Phạm Bành; Đường Đinh Công Tráng; Đường Nguyễn Thiện Thuật; Đường Phan Đình Phùng…

Những nhân vật lịch sử có tên được đặt cho những tuyến phố trên đều liên quan đến sự kiện lịch sử nào?

A.Phong trào nông dân Tây Sơn

B. Phong trào Cần Vương

C. Phong trào Đông du

D. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

(Trích nguồn: http://fulllooksongngu.com/)

Như vậy, với tiêu chí ra đề của dạng câu hỏi kiểm tra năng lực, ngay cả những môn học như lịch sử, địa lí là những lĩnh vực mà người học sẽ nghĩ ngay đến việc kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức (theo hình thức thi cũ), thì với đề khảo sát năng lực, câu hỏi không yêu cầu HS ghi nhớ máy móc, chi tiết mà yêu cầu có cái nhìn tổng quát, có khả năng phân tích thông tin, đồng thời đó là những thông tin có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Với nội dung khoa học xã hội, đề kiểm tra năng lực định hướng trang bị cho người học nền tảng văn hóa cần thiết, phát triển khả năng nhận thức về xã hội.

       

 

KẾT LUẬN:

1.Như vậy, việc ôn tập theo hình thức thi cũ đã không còn phù hợp:

 Thay vì việc ưu tiên số 1 cho việc học kiến thức, cha mẹ hãy cho con được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của gia đình, nhà trường, cho con chịu trách nhiệm nhiều hơn về cuộc sống của mình để con có cơ hội thực hành kiến thức được học vào thực tế, đặc biệt là việc thực hành khả năng tính toán, khả năng ngôn ngữ và khả năng vận dụng khoa học vào đời sống. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích con quan tâm hơn đến đời sống xã hội xung quanh, khuyến khích con đưa ra những chính kiến của mình để hình thành năng lực hiểu biết xã hội cũng như năng lực phân tích, phản biện. 

Để HS được từng bước làm quen với các dạng đề kiểm tra năng lực, các bậc phụ huynh cũng có thể tìm cho con những nơi học có định hướng phát triển năng lực, đồng thời con được làm quen với các kiểu bài kiểm tra năng lực. Như vậy, những điều con học được không chỉ để đáp ứng việc thi cử mà thực sự là những dạng năng lực con sẽ được hình thành trong cuộc sống.

  1. Học sinh cần có kiến thức toàn diện, không nên học lệch:

Theo bà Kim Anh – Hiệu trưởng trường THCS Cầu Giấy, bài kiểm tra năng lực vào lớp 6 sẽ là “một bài khảo sát hội tụ đủ kiến thức các môn Toán, Tiếng Việt, Tin học, Lịch sử, Khoa học, Địa lý… để đánh giá năng lực học sinh. Khi đó, các trường cũng dễ dàng tuyển chọn được học sinh có năng lực”. (Theo tienphong.vn). Vì vậy, HS cần có kiến thức toàn diện, không nên học lệch (chỉ quan tâm tới Văn, Toán mà bỏ qua các nội dung giúp phát triển những năng lực quan trọng trong cuộc sống như năng lực vận dụng khoa học vào cuộc sống, năng lực hiểu biết xã hội…).

Đề thi vào lớp 6 đã được xác định tiêu chí “Kiểm tra, đánh giá năng lực toàn diện”, vì vậy đây không chỉ là một kì khảo sát tuyển sinh mà đồng thời cũng là 1 cơ hội để các em thử sức nhằm xác định năng lực của mình sau quá trình 5 năm học tiểu học. Với hình thức kiểm tra cũ, việc một HS đạt điểm cao trong thi cử nhưng chưa chắc đã thành công trong cuộc sống không phải điều hiếm gặp, trong khi đó, ở dạng đề khảo sát năng lực này, các bậc PH có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá mức độ thích nghi với cuộc sống của con em mình bởi đề bài đưa lí thuyết đến gần hơn rất nhiều với thực tế.

Chúc tất cả các bậc phụ huynh và các em HS có những trải nghiệm thú vị với một mùa tuyển sinh mới.

               Hà Nội, ngày 2/1/2018
        TS.Trần Thị Mai Phương

Luyện thi tiếng Anh kiểu mới vào trường Trần Đại Nghĩa Tại Đây